Quy định về điện mặt trời áp mái mới và đầy đủ nhất

hệ thống điện mặt trời áp mái

Quy định về điện mặt trời áp mái dưới đây bao gồm về quy định lắp đặt, thẩm định hồ sơ, giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh điện mặt trời mái nhà. Tất tần tật các quy định mới về điện mặt trời áp mái sẽ được VQTECH tổng hợp đầy đủ nhất trong bài viết này cho bạn đọc.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

1. Hệ thống điện mặt trời áp mái là gì?

Biến đổi khí hậu cùng sự nóng lên toàn cầu đang có những tác động trực tiếp đến Việt Nam ở nhiều khía cạnh. Trong đó vào các mùa cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng tăng cao dẫn đến tình trạng quá tải điện. Để giảm tải bớt áp lực cho ngành điện lực, Chính phủ đã và đang khuyến khích cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái.

Hệ thống điện mặt trời áp mái được hiểu là một hệ thống quang điện. Hệ thống sẽ tận dụng các khoảng trống trên sân thượng, mái nhà, khu đất cao đón được nhiều ánh nắng mặt trời để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời.

Có 3 mô hình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà là:

  • Điện mặt trời áp mái độc lập
  • Điện mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp
  • Hệ thống điện mặt trời áp mái kiểu kết hợp lưu trữ và hòa lưới

Thứ tự ưu tiên là tính tiết kiệm điện năng, sau đó nếu đơn vị có nguồn điện thừa thì sẽ bán lại cho ngành điện. Dù lắp đặt để sử dụng hay kinh doanh điện mặt trời thì các hệ thống đều cần đáp ứng theo tiêu chuẩn và quy định về điện mặt trời áp mái. Tính pháp lý dự án điện mặt trời phải được đảm bảo thì hệ thống mới có thể đi vào hoạt động.

hệ thống điện mặt trời áp mái
Quy định về điện mặt trời áp mái có nhiều thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đầu tư

Xem ngay: quy định PCCC điện mặt trời áp mái

2. Có cần xin giấy phép xây dựng đối với điện mặt trời áp mái không?

Cơ chế và các chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức lắp đặt điện mặt trời áp mái hiện nay đang được đẩy mạnh. Do đó mà quy định về đầu tư dự án điện mặt trời cũng được giản lược khá nhiều thủ tục.

Trong quy định về điện mặt trời áp mái cập nhật mới nhất thì vấn đề giấy phép xây dựng chưa cụ thể và mang tính ép buộc nặng nề.

Cụ thể thì căn cứ vào Điều 3, Thông tư số 15/2019/TT-BCT quy định về dự án điện mặt trời mái nhà có công suất lắp đặt dưới 01 MW (01 MWp đối với nhà máy điện mặt trời lắp đặt tại 01 địa điểm và 01 điểm đấu nối) để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.

Quy định mới về năng lượng mặt trời không nêu rõ về vấn đề có được miễn cấp giấy phép xây dựng hay không. Tuy nhiên nếu xét về quy định, quy chuẩn an toàn thì vẫn chưa có căn cứ xác định công suất dự án điện trời để có cơ sở thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế điện mặt trời mái nhà và cấp phép xây dựng.

Quy định lắp điện mặt trời hiện đang được thực hiện theo “Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà” mà Bộ Xây dựng ban hành.

Như vậy có thể thấy, theo luật hiện hành, quy định về điện mặt trời áp mái, thủ tục đầu tư điện mặt trời dưới 1MW đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi.

Quy định về điện mặt trời áp mái
Theo quy định về điện mặt trời áp mái, hệ thống dưới 1MW được miễn cấp giấy phép xây dựng

3. Các tiêu chuẩn cần đạt của hệ thống theo quy định về điện mặt trời áp mái

Đối với tiêu chuẩn để đầu tư lắp đặt, quy định về điện mặt trời áp mái có thể có một số thay đổi ở từng tỉnh, thành phố. Ở đây, VQTECH xin được tóm tắt lại các điều khoản chúng trong quy định cấp phép điện năng lượng mặt trời cần chú ý như sau:

Về thủ tục đầu tư xây dựng hệ thống điện mặt trời áp mái

Đảm bảo hoàn thành theo đúng quy trình:

  • Lập hồ sơ thiết kế điện mặt trời
  • Thẩm định hồ sơ
  • Phê duyệt dự án, thiết kế và cấp giấy phép xây dựng (nếu có)
  • Quản lý chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ mô trường, phòng cháy chữa cháy và các quy định pháp luật có liên quan.

Quy định về điện mặt trời áp mái về điều kiện thực hiện

Đáp ứng đầy đủ 4 quy định:

  • Thực hiện theo Quy định về cấp giấy phép xây dựng cho từng hạng mục của từng địa phương: Giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo và giấy phép di dời công trình.
  • Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng: Thực hiện theo hướng dẫn HDKTXD:2020 của Viện Khoa học công nghệ Xây dựng, được Bộ Xây dựng phổ biến tại công văn số 6242/BXD-KHCN ngày 28/12/2020.
  • Quy định PCCC điện mặt trời áp mái: Thực hiện theo Văn bản số 3288/C07-P4 ngày 8/9/2020 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế PCCC cho nhà máy và hệ thống điện mặt trời mái nhà.
  • Quy định về điện mặt trời áp mái bảo vệ môi trường: Thực hiện theo Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

4. Quy định về bán điện năng lượng mặt trời

Trong quy định về điện mặt trời áp mái, ngoài các quy định về lắp đặt thì quy định kinh doanh điện năng lượng mặt trời cũng được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Quy trình thực hiện dự án điện mặt trời theo mô hình kinh doanh thì quy định như sau:

Việc lắp đặt điện mặt trời áp mái không thuộc đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó mà các mô hình này được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo Thông tư của Bộ Công Thương.

Cụ thể tại Điều 3, Thông tư số 15/2019 TT-BCT do Bộ Công thương ban hành, các mô hình nhà máy điện mặt trời lắp đặt dưới 01 MW được miễn đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên với các hộ kinh doanh, đơn vị hay doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm thì sẽ cần đăng ký kinh doanh điện mặt trời. Quy định về điện mặt trời áp mái này dựa theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Trên thực tế thì đa phần các dự án điện mặt trời hiện nay ở Việt Nam có thu nhập dưới 100 triệu đồng nên đều không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà hay phải nộp thuế cho hoạt động này.

Quy định về điện mặt trời áp mái

5. Dịch vụ tư vấn, thiết kế và thi công chuẩn quy định về điện mặt trời áp mái

Quy định về điện mặt trời áp mái tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa thực sự rõ ràng. Hơn thế nữa, tuỳ vào từng trường hợp lắp đặt, kinh doanh điện mặt trời khác nhau mà quy định có thể có những thay đổi.

Quy định về điện mặt trời áp mái, quy định về pin năng lượng mặt trời còn khá nhiều mới mẻ. Cùng với đó là chi phí lắp điện mặt trời áp mái cũng không hề rẻ. Do vậy việc nắm chắc, thực hiện và đảm bảo theo đúng pháp lý là điều các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp nên chú trọng. Vậy thì đây là lý do mà bạn nên tìm đến dịch vụ hỗ trợ trọn gói về tư vấn, pháp lý của VQTECH!

VQTECH tự hào là một trong những đơn vị tiên phong về thiết kế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Chúng tôi có năng lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, am hiểu về pháp lý.

Tại VQTECH, chúng tôi liên tục cập nhật các quy định về điện mặt trời áp mái mới nhất. Tất cả các dự án của VQTECH luôn đảm bảo 100% minh bạch về pháp lý, hỗ trợ xuyên suốt cả quá trình dự án hoạt động.

Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin giấy phép, lắp đặt và kinh doanh điện mặt trời áp mái đúng quy định, đúng Pháp luật thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm, giá thành cạnh tranh từ VQTECH đảm bảo sẽ là hài lòng mọi khách hàng.