VQTECH cung cấp dịch vụ trọn gói với chi phí thẩm duyệt PCCC đã được thay đổi theo quy định mới nhất, hỗ trợ có lợi cho các chủ đầu tư. Dịch vụ xin thẩm duyệt thiết kế PCCC được chúng tôi triển khai nhanh chóng, thủ tục đơn giản với tỉ lệ duyệt gần như tuyệt đối 100%!
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!1. Sự cần thiết của việc thẩm duyệt PCCC
Thẩm duyệt PCCC được hiểu là quy trình mà cơ quan chức năng kiểm tra, đối chiếu về bản thiết kế, giải pháp PCCC của công trình có phù hợp với:
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
- Các tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam.
Các công trình khi được cấp giấy chứng nhận đã thẩm duyệt PCCC mới có thể tiếp tục tiến thành thi công mới hay cải tạo. Những công trình nằm trong danh mục bắt buộc về quản lý PCCC nếu không có hệ thống chuẩn an toàn thì không thể đi vào hoạt động.
Việc thẩm duyệt PCCC chính là bước đệm quan trọng để giúp cho việc thi công PCCC được diễn ra chính xác, đúng kỹ thuật, an toàn cho cả công trình.
Thẩm duyệt PCCC là nghĩa vụ cần phải thực hiện của các cá nhân, tổ chức đầu tư công trình trong danh mục phải thẩm duyệt. Chi phí thẩm duyệt PCCC cũng được luật quy định rõ mà các chủ đầu tư phải tuân thủ theo.
2. Cơ sở pháp lý thu chi phí thẩm duyệt PCCC
Quy định về việc nộp chi phí thẩm duyệt PCCC được căn cứ từ những văn bản pháp luật sau đây:
- Điều 3,4,5 Thông tư 258/2016/TT-BTC về người nộp phí, tổ chức thu phí và phương pháp tính mức chi phí thẩm duyệt thiết kế PCCC.
- Thông tư số 61/2020/TT-BTC về việc điều chỉnh chi phí thẩm duyệt PCCC mới nhất.
- Phụ lục V, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP về danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Để tiết kiệm thời gian cho bạn đọc, VQTECH xin được tóm tắt, trích lục lại những thông tin quan trọng nhất cần biết về chi phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy chuẩn quy định hiện nay.
3. Cơ quan thu lệ phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
Các tổ chức có thẩm quyền thu lệ phí thẩm định phòng cháy chữa cháy cũng là các cơ quan được cấp quyền thẩm duyệt thiết kế PCCC. Cụ thể chi phí thẩm duyệt PCCC sẽ được nộp tại 3 cơ quan dưới đây:
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an).
- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Công an các tỉnh (đối với các tỉnh chưa thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).
Xem ngay dịch vụ:
- PCCC điện mặt trời áp mái
- PCCC cho nhà kho nhà xưởng
- PCCC cho chung cư, nhà cao tầng
- PCCC cho quán karaoke
- PCCC điện gió tua bin
- PCCC trạm biến áp
4. Cách tính chi phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
Công thức tính chi phí thẩm duyệt PCCC được chia thành 2 trường hợp như sau:
TH1: Mức thu chi phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy đối với dự án lắp đặt mới
Chi phí thẩm duyệt PCCC = Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt x Tỷ lệ tính phí
Trong đó:
- Tổng mức đầu tư dự án được tính theo quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm theo Thông tư 258/2016/TT-BTC.
>>>Biểu mức tính chi phí thẩm duyệt PCCC<<<
TH2: Chi phí thẩm duyệt PCCC với các dự án có mức đầu tư nằm giữa khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án
Trong trường hợp tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt nằm ở khoảng giữa ghi trong Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 kèm Thông tư 258/2016/TT-BTC này thì tỷ lệ tính phí được thay đổi theo công thức sau:
Nit = Nib – { | Nib – Nia | x (Git – Gib)} |
Gia – Gib |
Trong đó:
- Nit: Tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).
- Git: Giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gia: Giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gib: Giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Nia: Tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).
- Nib: Tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).
Các mức lệ phí thẩm định PCCC đối với dự án đầu tư xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.
5. Chi phí thẩm định phòng cháy chữa cháy
Nhìn vào các công thức tính chi phí thẩm duyệt PCCC phía trên thì khá phức tạp, cần phải có kiến thức, chuyên môn trong lĩnh vực này. Còn với các chủ đầu tư, con số cụ thể về mức chi phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
Tuy nhiên trong Thông tư số 61/2020/TT-BTC đã có sự điều chỉnh về chi phí thẩm định PCCC. Cụ thể là chi phí thẩm duyệt PCCC mới nhất chỉ phải nộp bằng 50% mức thu phí quy định tại Điều 5 Thông tư số 258/2016/TT-BTC. Nghĩa là mức chi phí thẩm định PCCC hiện tại tối thiểu là 250.000 đồng/dự án và tối đa là 75.000.000 đồng/dự án. Mức thu phí này được áp dụng để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19, hiệu lực kéo dài từ 01/01 – 30/06/2022.
Tham khảo các tỉnh thành chúng tôi triển khai PCCC:
6. Quy trình nộp lệ phí thẩm duyệt PCCC mới nhất
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin thẩm duyệt thiết kế PCCC
Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì được tiếp nhận, hồ sơ thiếu sẽ được trả lại và hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ.
Bước 3: Nộp chi phí thẩm duyệt PCCC theo quy định với từng loại công trình theo thông báo nộp phí của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH.
Bước 4: Đến nhận kết quả thẩm duyệt theo ngày hẹn trên Phiếu biên nhận hồ sơ.
Quy trình được tóm tắt khá đơn giản nhưng chi tiết khối lượng công việc cần thực hiện không nhỏ. Chính vì thế mà chủ đầu tư có thể sử dụng dịch vụ thẩm duyệt PCCC thông qua việc uỷ quyền cho đơn vị chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
Chi phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy theo dịch vụ không bị chênh lệch. Thậm chí chủ đầu tư còn có thể tiết kiệm được thời gian, hay những chi phí phát sinh không cần thiết do thiếu kinh nghiệm.
7. Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với chi phí thẩm duyệt PCCC cạnh tranh của VQTECH
Thẩm duyệt PCCC là quy định bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên việc tự triển khai có thể gây ra nhiều khó khăn cho chủ đầu tư. Và đó là lý do mà dịch vụ hỗ trợ xin thẩm duyệt PCCC trọn gói của VQTECH ra đời.
Dịch vụ hỗ trợ pháp lý thẩm duyệt PCCC của VQTECH mang đến những lợi ích nổi bật cho các chủ đầu tư về:
- Giải quyết trọn gói từ bước chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ cùng các thủ tục để thẩm duyệt PCCC thành công.
- Quy trình nhanh gọn, thủ tục đơn giản với đội chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, cùng những mối quan hệ trong ngành.
- Chi phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cạnh tranh nhất trên thị trường.
- Tư vấn, hỗ trợ ngay từ ban đầu để hồ sơ có tỷ lệ thẩm duyệt lên đến 100%.
Tại VQTECH, chi phí thẩm duyệt PCCC có thể thay đổi theo nhiều yếu tố như loại công trình, phí làm hồ sơ PCCC tuỳ mức. Chính vì thế, để được hỗ trợ, tư vấn chính xác cũng như nhanh chóng nhất về chi phí thẩm duyệt PCCC, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp
Công ty PCCC VQTECH
Trụ sở chính: 284/7, đường 26/3, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình tân, Tp. HCM
Văn phòng: C36, đường D1, KDC Nam Long, phường Phước Long B, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM
Email: Contact@vqtech.vn
SĐT: (0282) 247 3157
Hotline: 0987 794 114
Văn phòng đại diện Trà Vinh: Lô A4-33, đường Hoa Hồng, Khu Đô thị mới Trà Vinh, Phường 4, Tp. Trà Vinh
Hotline: 0987 794 114
Email: pccctravinh@vqtech.vn