Bình chữa cháy bột là một trong những loại bình chữa cháy thông dụng, gần như được sử dụng trong mọi công trình. Tuy nhiên bình chữa cháy bột dùng khi nào, sử dụng thế nào cho đúng và cách mua bình chuẩn thì chưa phải ai cũng biết. Vậy thì hãy tìm hiểu ngay qua những thông tin hữu ích mà VQTECH đưa ra cho bạn ở dưới đây nhé!

1. Bình chữa cháy bột là gì?

Bình chữ cháy bột còn có tên gọi khác là bình bột chữa cháy, trong tiếng Anh có tên là fire extinguisher powder. Từ tên gọi bạn có thể dễ dàng hiểu phần nào về loại bình chữa cháy này.

Bình chữa cháy bột là loại bình có chứa chất chữa cháy ở bên trong là dạng bột chứ không phải là dạng nước hay dạng khí. Bột trong bình chữa cháy khi được phun ra, gặp nhiệt độ cao sẽ xảy ra hiệu ứng tan chảy, và làm loãng nồng độ oxy để gây ức chế phản ứng cháy, dập tắt ngọn lửa. Loại bột này có đến 80% là chất NaHCO3.

Bình bột chữa cháy có khả năng dập tắt nhiều đám cháy như đám cháy chất rắn, lỏng và khí. Tuy nhiên, hợp chất NaHCO3 khi xảy ra phản ứng hoá học tạo ra khí CO2, sau khi dập tắt đám cháy sẽ sinh ra loại chất rắn là Na2CO3. Đây là loại chất gây ăn mòn thiết bị, linh kiện điện tử nên với những đám cháy ở khu vực chứa các vật dụng như này thì sẽ không sử dụng bình chữa cháy dạng bột.

Cùng với đó, bình chữa cháy bột cũng không thể sử dụng để dập tắt một đám cháy đã ngoài tầm kiểm soát. Ví dụ như trong các đám cháy mà ngọn lửa đã cao đến trần nhà, cháy ở khu vực không có lối thoát hiểm, có nguy cơ phát nổ cao gây nguy hiểm,…

bình bột chữa cháy
Bột chữa cháy không gây độc hại

Xem các sản phẩm trong hệ thống chữa cháy khác

2. Cấu tạo bình chữa cháy bột khô

Cấu tạo của một bình chữa cháy dạng bột cơ bản bao gồm:

  • Vỏ bình chữa cháy đa phần được làm bằng thép chịu lực, bên trong bình khí được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy ở đây thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…
  • Cụm van gắn liền với nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí để tái sử dụng nhiều lần. Van khoá có 3 loại là: van bóp, van vặn hoặc van khoá được kẹp chì .
  • Đồng hồ áp lực khí đẩy tuỳ loại có mà có thể có hoặc không. Bình có đồng hồ áp lực là bình MFZ và bình không có là bình MF.
  • Loa phun làm từ kim loại, nhựa hoặc cao su. Kích cỡ loa tuỳ thuộc vào từng loại bình, ống xifong thì có thể cứng hay mềm và chiều dài cũng tuỳ thuộc loại bình.
  • Bình được sơn màu đỏ ỏ bên ngoài và có ghi trên có nhãn ghi thông số bình chữa cháy bột và cách sử dụng.

bình chữa cháy bột

3. Các loại bình chữa cháy bột

Có 2 cách phân loại bình bột chữa cháy. Đó là:

3.1. Phân loại theo đặc tính dập tắt đám cháy

Ký hiệu bình chữa cháy bột được ghi riêng trên nhãn để người sử dụng có thể dễ dàng phân biệt theo từng loại. Cụ thể chia thành 4 ký hiệu chữ cái với ý nghĩa từng chữ như sau:

  • A: Bình chữa cháy chất rắn
  • B: Bĩnh chữa cháy chất lỏng
  • C: Bình chữa cháy chất khí
  • D và E: Bình chữa cháy chất điện

Loại bình phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay là bình chữa cháy bột ABC, tức là bình có thể dập được đám cháy của cả 3 loại chất rắn, lỏng và khí. Còn nếu là bình ký hiệu BC thì chỉ chữa được đám cháy chất lỏng và khí. Nói chung bạn chỉ cần đối chiếu theo ý nghĩa các chữ cái ở trên là có thể sử dụng bình chữa cháy sao cho đúng cách, đúng từng loại đám cháy.

3.2. Phân loại theo trọng lượng bình chữa cháy bột

Cách phân loại thứ 2 là dựa trên trọng lượng của bình. Bình chữa cháy bột hiện nay được sản xuất với các loại khối lượng là 4kg, 5kg, 6kg, 8kg, 24kg, 35kg. Bình chữa cháy có khối lượng càng lớn thì lượng bột càng nhiều để có thể dập tắt các đám cháy có quy mô lớn hơn.

bình chữa cháy bột
Có nhiều kích cỡ bình chữa cháy khác nhau

4. Ưu điểm của bình chữa cháy bột ABC là gì?

  • Bột và khi trong bình chữa cháy được đóng kín nên có thể bảo quản trong thời gian dài, gần như không bị ẩm hay đóng cục, độ an toàn cao.
  • Dễ bảo quản trong nhiệt độ từ -10 – 50 độ C.
  • Bột chữa cháy khi phun sẽ làm áp lực giảm xuống tương đối ổn định, thời gian chữa cháy có hiệu quả tương đối dài.
  • Bột chữa cháy không độc, không gây ra ảnh hưởng xấu đến cả con người và môi trường.

bình bột chữa cháy

5. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản bình chữa cháy A B C đúng cách

Muốn chữa cháy bằng bình dạng bột hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ từ cách sử dụng cho đến bảo quản chúng.

5.1. Cách sử dụng

Có 2 kiểu bình chữa cháy bột với cách sử dụng cụ thể như sau:

Bình chữa cháy xách tay

  • Xách bình đến gần địa điểm cháy
  • Lắc bình từ 3 – 4 lần để bột tơi ra
  • Giật chốt hãm kẹp chì rồi chọn đầu hướng gió, đưa loa phun hướng vào ngọn lửa.
  • Giữ bình cách ngọn lửa khoảng 1,5m rồi bóp van để bột chữa cháy phun ra.
  • Khi khí trong bình yếu đi thì bắt đầu tiến lại gần rồi đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Bình chữa cháy xe đẩy

  • Đẩy xe đưa bình đến gần chỗ đám cháy.
  • Kéo vòi rulo dẫn bột rồi hướng lăng phun bột vào ngọn lửa.
  • Giật chốt an toàn và kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
  • Chọn hướng thuận chiều gió rồi cầm chặt lăng phun và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
bình bột chữa cháy
Giữ đúng khoảng cách khi sử dụng bình dập lửa

5.2. Lưu ý khi sử dụng

  • Trên bình chữa cháy luôn có hướng dẫn sử dụng, cũng như đặc điểm tính năng mà bạn nên lưu tâm, tìm hiểu kỹ để có cách bố trí, sử dụng hợp lý.
  • Luôn chọn đứng ở đầu hướng gió để phun (nếu cháy bên ngoài), đứng gần cửa ra vào (nếu cháy bên trong). Đồng thời phải chờ khí phun tắt hẳn thì mới ngừng phun.
  • Nếu dập các đám cháy chất lỏng thì phải phun bột bao phủ lên bề mặt chứ không nên phun trực tiếp xuống bề mặt chất lỏng vì chúng có thể bắn ra ngoài, làm lan rộng đám cháy.
  • Tuỳ vào mức độ từng đám cháy cũng như lượng khí đẩy còn lại trong bình để chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp. Đặc biệt luôn giữ bình phun ở tư thế thẳng đứng khi dập cháy.

5.3. Cách bảo quản bình bột chữa cháy

  • Luôn đặt bình chữa cháy ở những khu vực dễ thấy, dễ lấy ngay khi có chảy xảy ra.
  • Bảo quản bình ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất không quá 50 độ C.
  • Bình chữa cháy bột ngoài trời thì phải đặt ở nơi có mái che.
  • Di chuyển bình một cách nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động ở tần suất lớn.
  • Thực hiện kiểm tra bình định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, tối thiểu 3 tháng/lần và phải nạp lại khí khi kim chỉ ở dưới vạch xanh.
bình chữa cháy bột
Đặt bình chữa cháy ở những nơi dễ thấy

6. Bình chữa cháy bột khí giá bao nhiêu?

Bình chữa cháy bột giá được tính theo tuỳ từng loại với đặc tính chữa cháy, trọng lượng, thiết kế (xách tay hoặc đẩy) hay đơn vị sản xuất. Bạn chỉ cần đầu tư bình chữa cháy vào lần đầu tiên, khi hết thì có thể nạp thêm để tiết kiệm chi phí. Giá nạp bình chữa cháy bột khá phải chăng, thấp hơn đáng kể so với mua bình mới nên tính về lâu về dài thì không hề tốn kém.

7. Bình chữa cháy bột mua ở đâu tốt, giá phải chăng?

Bình chữa cháy nói chung và bình chữa cháy bột nói riêng là một trong số các thiết bị chữa cháy vô cùng quan trọng. Khi mua, bạn phải chọn đúng loại bình chính hãng, đã được kiểm định về chất lượng, tư vấn về đặc tính, cách sử dụng. Mà VQTECH thì hội tụ tất cả những điều mà chủ đầu tư cần.

VQTECH là đơn vị cung ứng các loại thiết bị PCCC uy tín trên thị trường. Chúng tôi có nhiều loại bình chữa cháy bột từ các hãng sản xuất hàng đầu thế giới. Tất cả đều có tem kiểm định, hướng dẫn sử dụng, chế độ bảo hành. Ngoài mua mới, VQTECH cũng hộ trợ khách hàng nạp bình chữa cháy bột với chi phí phải chăng, dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình nhất.

Để được tư vấn thêm về các loại hay bình chữa cháy bột báo giá cụ thể bao nhiêu, mời quý khách liên hệ trực tiếp Hotline: 0987794114.

Bình chữa cháy bột

Bình chữa cháy bột 4kg

Bình chữa cháy bột

Bình chữa cháy bột MFZ1